Vào những ngày trời hanh khô thì quần, áo thường bị tĩnh điện, gây khó chịu cho người mặc. Hãy cùng Misskick tìm hiểu về cách khắc phục khi quần áo bị tĩnh điện cực đơn giản tại nhà ngay bên dưới bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Quần áo bị tĩnh điện là gì?
Khi trời hanh khô thì hiện tượng tĩnh điện diễn ra rất phổ biến. Quần áo thường dính vào người và bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ “tanh tách” khi cởi ra. Đó là do hai bề mặt có xát vào nhau tạo ra điện.
Các hạt nguyên tử mang điện tích âm hay còn gọi là electron dịch chuyển trên bề mặt tạo nên sự mất cân bằng điện tích. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ và khiến cho người mặc cảm thấy khó chịu.
Cách khắc phục quần áo bị tĩnh điện
Dưới đây là một số cách xử lý khi quần áo nói chung và quần, áo thể thao nói riêng bị tĩnh điện mà không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay chất liệu của quần áo:
Dùng giấy khô chống tĩnh điện chà lên quần áo
Bạn cần để quần áo xa cơ thể nhất có thể và chà giấy khô lên bề mặt áo quần. Đây là cách khắc phục nhanh chóng và dễ dàng mà ai cũng có thể tự làm. Tĩnh điện sẽ truyền sang tờ giấy khô ngay lập tức nếu bạn thực hiện đúng cách.
Sử dụng bình xịt để xịt nước lên vải
Sử dụng bình xịt nước phun sương để làm ướt nhẹ phần vải đang bị tĩnh điện. Đây là cách nhanh chóng để hiện tượng tĩnh điện biến mất ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không nên xịt quá nhiều nước hay làm ướt vùng vải quá rộng làm mất tính thẩm mỹ nhé!
Sử dụng sản phẩm chống tĩnh điện
Hiện nay ở một số cửa hàng có bán sản phẩm chuyên dụng để làm mất tĩnh điện. Bạn chỉ cần xịt sản phẩm lên bề mặt vải ở những chỗ có tĩnh điện. Cách này sẽ giúp nhanh chóng làm tĩnh điện biến mất trên quần áo.
Sử dụng xịt tóc aerosol
Sử dụng chai xịt tóc aerosol cũng có thể làm tĩnh điện biến mất. Bạn cần giữ khoảng cách một cánh tay khi cầm chai xịt aerosol để không xịt quá gần lên áo quần. Khi dùng cách này thì bạn cần chú ý nhắm mắt lại để không bị dính vào mắt.
Chạm vào bề mặt kim loại
Đồ vật bằng kim loại có khả năng loại bỏ tĩnh điện khi bạn tiếp xúc trực tiếp. Để không bị giật tĩnh điện và bị đau thì bạn cần tránh chạm vào những đồ vật không nằm ở mặt đất như tay nắm cửa.
Bạn cũng có thể sử dụng cài áo kim loại ma sát vào bên trong hoặc bên ngoài quần áo để các electron dịch chuyển sang cài kim loại, giảm điện tích trên quần áo.
Sử dụng lotion dưỡng ẩm
Lotion có khả năng ngăn chặn việc hình thành tĩnh điện trên da. Bạn cần sử dụng một ít lotion để bôi lên da ở những nơi có tĩnh điện, quần áo bám dính vào người.
Bạn cũng có thể sử dụng phấn rôm để loại bỏ tĩnh điện. Bạn cần bôi một ít phấn rôm lên những vùng da dễ xảy ra tĩnh điện. Cách này chỉ có thể sử dụng khi hiện tượng tĩnh điện xuất hiện ở một vài khu vực nhỏ trên da.
Dùng tay ướt là nhẹ lên bề mặt quần áo
Với cách này, bạn cần làm tay ướt nhẹ rồi chà lên phần vải bị tĩnh điện. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có hiệu quả trong việc loại bỏ tĩnh điện trên một số chất liệu vải nhất định. Những loại vải chỉ giặt khô như lụa thì không nên áp dụng vì loại vải này và nước không phản ứng tốt với nhau.
Tăng độ ẩm cho không khí
Những ngày trời lạnh thường có độ ẩm không khí thấp, làm cho hiện tượng tĩnh điện dễ dàng xuất hiện. Khi sử dụng máy làm ẩm không khí sẽ hỗ trợ làm giảm tĩnh điện sau một thời gian sử dụng. Bạn cũng có thể treo quần áo ở phòng tắm ngay khi tắm xong nếu không muốn sử dụng máy làm ẩm không khí.
Ưu tiên giặt quần áo bằng tay
Trước khi giặt quần áo, bạn cần kiểm tra hướng dẫn giặt ở trên nhãn áo để lựa chọn cách giặt phù hợp. Bạn cần chú ý loại vải cần giặt có thể giặt máy và sấy khô được hay không.
Nếu sử dụng máy để giặt thì có thể thêm muối nở vào lúc giặt để hạn chế tình trạng tĩnh điện. Khi sấy khô đồ bằng máy thì cần sử dụng thêm giấy sấy khô, khi quần áo vẫn còn hơi ẩm thì lấy ra.
Đi chân trần
Đây là một cách để hạn chế việc tĩnh điện hút vào cơ thể. Khi đi chân trần thì cơ thể sẽ không tạo ra tĩnh điện, từ đó giúp ngăn chặn việc hình thành tĩnh điện trên quần áo.
Sử dụng nước xả vải khi giặt
Để giảm tình trạng bề mặt vải ma sát với nhau gây ra tĩnh điện thì bạn cũng có thể sử dụng nước xả vải. Đây là sản phẩm có công dụng giúp sợi vải được mềm mại, mang đến sự êm ái khi mặc và giảm sự khô ráp trên quần áo.
Bên cạnh khả năng làm mềm vải thì nước xả vải cũng có công dụng bôi trơn sợi vải, hạn chế các bề mặt bám dính, cọ xát tạo ra tĩnh điện.
Ưu tiên sử dụng quần áo vải sợi tự nhiên
Nếu bạn không muốn mặc những bộ quần áo dễ bị tĩnh điện thì cần lựa chọn những quần áo làm từ sợi thiên nhiên. Những chất liệu vải từ sợi thiên nhiên ít bị hút tĩnh điện hơn so với sợi tổng hợp.
Trong quá trình làm sạch và mặc quần áo thì sợi thiên nhiên có khả năng giữ được độ ẩm, làm giảm việc di chuyển các electron xung quanh bề mặt vải tạo nên hiện tượng tĩnh điện.
Một số lưu ý khi sử dụng để quần áo tránh bị tĩnh điện
Để giảm tình trạng tĩnh điện khi sử dụng quần áo thì bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Không nên sấy quần áo quá lâu trong máy sấy sau khi giặt vì sẽ làm đồ dễ bị tĩnh điện.
- Cần điều chỉnh máy sấy ở chế độ thấp hoặc giảm thời gian sử dụng máy sấy.
- Nếu có thể thì nên phơi đồ ở nơi thoáng khí để hong khô.
- Sử dụng nước xịt vào quần áo để làm giảm tình trạng tĩnh điện nhưng cần cẩn thận không làm quần áo bị ướt khi xịt quá nhiều.
Xem thêm:
- Mẹo tẩy quần áo bằng giấm tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả
- Hướng dẫn cách giặt quần áo bằng tay sạch thơm như ngoài tiệm
- Cách tẩy cặn bột giặt trên quần áo cực nhanh và sạch
Misskick vừa chia sẻ những cách xử lý quần áo bị tĩnh điện cực kỳ hiệu quả và đơn giản. Hy vọng bài viết đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.