Cách khắc phục cổ áo thun bị giãn hiệu quả và đơn giản

MISSKICKThời trangQuần áoCách khắc phục cổ áo thun bị giãn hiệu quả và đơn giản
0
(0)

Sau một thời gian dài sử dụng, cổ áo thun có thể bị giãn do chất liệu vải kém hoặc bảo quản áo thun không đúng cách. Cùng Misskick tham khảo ngay cách khắc phục cổ áo thun bị giãn hiệu quả và đơn giản nhất nhé!

Nguyên nhân khiến cổ áo bị giãn

Áo thun bị giãn cổ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến nhất mà MISSKICK đã tổng hợp để thông tin đến bạn:

Chất liệu áo không đảm bảo

Nếu phần viền cổ của các loại áo thun được làm bằng chất liệu kém chất lượng hoặc chất liệu vải áo không được xử lý chuyên nghiệp thì sau vài lần giặt, cổ áo sẽ có dấu hiệu bị giãn ra. Ngoài ra, nếu quy trình may cổ áo vào thân không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân khiến cổ áo bị giãn ra do quá rộng.

Chất liệu áo không đảm bảo
Chất liệu áo không đảm bảo

Giặt và phơi áo ở nhiệt độ quá cao

Nếu bạn cài chế độ nước giặt hoặc sấy với nhiệt độ quá cao có thể khiến cho phần cổ của áo thun nhanh bị giãn ra, bị cong và biến dạng.

Ngoài ra nếu giặt áo thun bằng tay với nước ở nhiệt độ thường nhưng phơi ở thời tiết nắng gắt cũng có thể khiến cổ áo bị khô cũng, chất liệu vải bị ảnh hưởng và cổ áo cũng nhanh giãn hơn.

Giặt và phơi áo ở nhiệt độ quá cao
Giặt và phơi áo ở nhiệt độ quá cao

Bảo quản áo không đúng cách

Treo quần áo bằng móc cũng là nguyên nhân chính khiến cho vải áo dễ bị mất form và phần cổ áo cũng nhanh chóng bị giãn ra gây mất thẩm mỹ. Vì vậy mà gấp áo thun sau khi giặt vào tủ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng này một cách đáng kể đấy!

Bảo quản áo không đúng cách
Bảo quản áo không đúng cách

Các cách khắc phục cổ áo thun bị giãn

Ngâm áo với nước sôi

Để tiến hành phương pháp này, bạn thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn đun sôi một nửa nồi nước trên bếp.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn cho áo vào nước đang sôi và dùng đũa hoặc muỗng inox để nhấn chìm áo trong nước rồi ngâm áo trong 5 – 7 phút.
  • Bước 3: Sau đó, bạn chờ nước nguội rồi vớt áo ra và vắt ráo nước.
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn phơi áo ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Ngâm áo với nước sôi
Ngâm áo với nước sôi

Lưu ý đối với các loại chất liệu vải trên áo thun khi thực hiện ngâm áo vào nước sôi:

  • Chất liệu cotton: Loại chất liệu này sẽ nhanh co lại hơn và cũng dễ bay màu vải hơn so với một số loại chất liệu khác. Vì vậy mà bạn cần kiểm tra áo thường xuyên trong quá trình ngâm áo với nước nóng để áo tránh bị biến dạng.
  • Chất liệu polyester: Loại chất liệu này sẽ đòi hỏi thời gian co lại lâu hơn trong nước nóng, do đó mà bạn cần lặp lại quá trình ngâm và vớt áo nhiều lần để khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn.
  • Chất liệu denim: Đây là loại chất liệu có thời gian co lại lâu hơn so với cotton và polyester nên bạn cần ngâm áo trong nước nóng lâu hơn (khoảng 20 phút) để đạt được kết quả mong muốn.
  • Chất liệu thun lụa: Bạn cần đặc biệt lưu ý khi xử lý loại vải thun lụa vì thời gian co lại của loại chất liệu này khá nhanh, vì vậy mà bạn chỉ nên ngâm áo trong thời gian ngắn (3 – 5 phút) rồi chờ nguội và đem phơi khô.

Khắc phục cổ áo bị giãn với máy sấy tóc

Đây là phương pháp tuy tốn nhiều thời gian thực hiện hơn nhưng lại khá đơn giản để thực hiện. Áo thun sau khi đã giặt xong, bạn vắt ráo nước và dùng máy sấy để hong khô áo. Khi đó, phần cổ áo sẽ được co lại và trở về form dáng ban đầu.

Khắc phục cổ áo bị giãn với máy sấy tóc
Khắc phục cổ áo bị giãn với máy sấy tóc

Phơi áo đúng cách

Mỗi loại chất liệu khác nhau cũng sẽ đòi hỏi cách phơi khác nhau:

  • Áo thun cotton: Bạn nên phơi áo ở những nơi thoáng đãng, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp và nên phơi dưới khô dưới điều kiện thời tiết tự nhiên thay vì sấy bằng máy giặt.
  • Áo thun polyester: Loại áo này không chỉ dễ bảo quản và làm sạch mà cách phơi khô cũng vô cùng dễ dàng. Sau khi khắc phục cổ áo bị giãn bằng cách ngâm áo vào nước nóng hay máy sấy tóc, bạn chỉ cần phơi khô áo dưới điều kiện thời tiết tự nhiên là được.
  • Áo thun denim: Đối với loại áo này, bạn chỉ nên phơi dưới điều kiện tự nhiên và không nên sấy bằng máy giặt ở nhiệt độ cao.
  • Áo thun lụa: Bạn cũng không nên sấy loại áo này bằng máy giặt và hạn chế vắt nhiều lần. Hãy phơi áo ở điều kiện tự nhiên, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp lên vải.
Phơi áo đúng cách
Phơi áo đúng cách

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn thường gặp trên áo thun mà MISSKICK đã tổng hợp được. Chúc bạn thực hiện thành công và để lại bình luận nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Lê Nguyễn Ngọc Lam
Lê Nguyễn Ngọc Lam
Chào các nàng, mình là Ngọc Lam! Mình luôn đam mê làm đẹp và muốn chia sẻ những bí quyết làm đẹp của mình với mọi người. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực content và SEO, mình sẽ giúp các bạn tìm thấy những tips làm đẹp hữu ích nhất. Cùng mình khám phá thế giới làm đẹp nhé!

Bài viết cùng chuyên mục

Bài viết liên quan