Hiện nay, ngày càng nhiều người biết đến và tập luyện yoga. Nhưng không phải ai cũng biết Arco yoga là gì? Bởi loại hình này vẫn còn khá xa lạ với một số người Việt Nam. Bài viết dưới đây, Misskick sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin về Acro yoga, cùng tham khảo nhé!
Nội dung bài viết
Acro yoga là gì?
Định nghĩa
Bài tập Acro yoga khá nổi biến ở nước ngoài tuy nhiên lại chưa nhiều người Việt Nam biết đến. Acro yoga thường xuyên luyện tập theo cặp đôi thay vì đơn lẻ như các bài tập yoga khác, bài tập này thường phải vận dụng tính dẻo dai của cơ thể khi yêu cầu kết hợp giữa những động tác nhào lộn và uốn dẻo đối với người tập.
Acro yoga đòi hỏi người tập luyện cần có kỹ thuật khá cao, sự linh hoạt, tính cân bằng và cặp đôi luyện tập cùng nhau phải tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm thì chỉ cần có sức khoẻ bạn cũng có thể theo đuổi bài tập này.
Đối với bài tập này, người tập cần tối thiểu 3 vị trí quan trọng: base (người làm trụ), flyer (người bay), spotter (người hướng dẫn). Ngoài ra, Acro yoga được chia thành 2 dạng bài chủ yếu, cụ thể như sau:
- Lunar Practice: Bài tập này có phần khá nhẹ nhàng khi được kết hợp với các động tác massage của Thái. Đối với Lunar Practice, người làm trụ (base) sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình tập và người bay (flyer) chỉ cần thả lỏng cơ thể.
- Solar Practice: Ngược lại với dạng Lunar, Solar Practice yêu cầu cả hai người chủ động trong quá trình tập và phối hợp ăn ý với nhau. Bài tập này mang tính nghệ thuật nhiều hơn và có những tạo hình cực đẹp mắt.
Nguồn gốc
Acro yoga vừa lạ vừa quen khi được kết hợp bởi những bài tập yoga truyền thống với nhào lộn và nghệ thuật chữa bệnh bằng massage của Thái Lan. Ngoài ra, bài tập này chưa được xác định rõ là do ai sáng lập tuy nhiên đây là một nhánh của Yoga với nguồn gốc cũng xuất phát từ Acrobatics.
Được biết vào năm 1938, Acro Yoga bắt đầu phát triển và được nhiều người biết đến hơn kể từ khi Sri Tirumalai Krishnamacharya thực hiện động tác đỡ một em bé uốn dẻo trên bàn chân. Từ đó, bài tập này được lan rộng hơn và được luyện tập nhiều hơn.
Lợi ích của acro yoga
Giúp phát triển cơ bắp
Bài tập Acro yoga là sự kết hợp linh hoạt giữa các bộ phận cơ thể và đặc biệt là các vùng trung tâm như bụng và lưng dưới. Để tạo ra những động tác hoàn hảo nhất, bạn cần sử dụng toàn bộ trung tâm cơ thể để xoay người theo nhiều hướng khác nhau, từ đó tạo sự chắc khỏe cho hệ xương và cơ bắp.
Hơn nữa, các động tác Acro yoga làm tăng khả năng liên kết các nhóm cơ trên cơ thể như cơ ngực, xương cùng với các nhóm cơ từ hông trở xuống, giúp các cơ tạo ra sự linh hoạt và dẻo dai nhất định.
Giúp nâng cao sức khỏe
Acro yoga đòi hỏi tính nghệ thuật tương đối cao, chính vì vậy mỗi khi tập bạn sẽ cảm nhận được các cơ trên cơ thể được kéo giãn tương tự như các động tác cool down trong các bài tập khác.
Ngoài ra những bài tập thường từ từ, nhẹ nhàng vì thế các cơ quan và bộ phận trên cơ thể đều được thư giãn, làm cho người tập cảm thấy sảng khoái, dễ chịu hơn sau khi tập. Hơn nữa, việc kéo giãn cơ còn làm cho lưu lượng máu trong cơ thể được tăng cường, từ đó nhịp tim tăng lên, giúp giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.
Cải thiện đời sống tinh thần
Tác dụng tất nhiên của bất kỳ bài tập nào cũng là cải thiện đời sống tinh thần. Có thể nhìn nhận rõ ràng khi so sánh một người tập luyện và một người không bao giờ tập, tinh thần sẽ khác nhau hoàn toàn.
Acro yoga giúp các dây thần kinh được giải phóng, từ đó làm giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi sau ngày dài làm việc. Hơn nữa, khi luyện tập lâu dài bạn sẽ trông trẻ hơn rất nhiều bởi thế giới quan của bạn được cải thiện.
Tăng cường sự tập trung
Bài tập Acro không phải bài tập đơn lẻ, vì vậy bạn cần có sự tập trung cao độ để có thể kết hợp ăn ý cùng với bạn tập của mình. Chính vì vậy, người tập cần phải giữ tâm trạng ổn định và rèn luyện được sự tập trung trong suốt quá trình tập.
Giúp khám phá giới hạn bản thân
Đây là một trong những bài tập yoga mang tính nghệ thuật cao nhất, vì thế Acro yoga chứa nhiều các động tác mới lạ và linh hoạt. Cùng với đó là những tạo hình vô cùng độc đáo, khi tập luyện bạn sẽ khám phá được giới hạn của bạn thân, làm được những động tác khó mà nghĩ rằng bản thân sẽ không bao giờ làm được.
Giúp bạn kiên định hơn trong cuộc sống
Những người tập yoga thường sẽ điềm đạm và khả năng kiềm chế cảm xúc cao hơn. Nhờ vậy, bạn sẽ hình thành được sự bình tĩnh và dần dần tính cách nóng nổi của bạn sẽ được thay thế và trở nên tốt hơn.
Giúp vượt qua nỗi sợ hãi
Bài tập Acro yoga phần lớn là những bài tập yêu cầu sự cân bằng cao, vì vậy Acro sẽ dạy bạn cách điều chỉnh thăng bằng trong từng động tác từ đó bạn sẽ bỏ qua được nỗi sợ như sợ độ cao hay sợ ngã,…
Xây dựng mối quan hệ với đối phương
Bạn tập cũng là nhân tố rất quan trọng để tạo nên sự thành công cho bài tập này. Vì vậy bạn cần kết hợp ăn ý và phối hợp nhịp nhàng với nhau từ đó có thể xây dựng được mối quan hệ với đối phương và giúp cho tinh thần làm việc nhóm được tăng cao.
Các tư thế Acro yoga cơ bản
Tư thế Front Bird Pose (Tư thế chim trước)
Tư thế này tác động trực tiếp lên phần cơ đùi và cơ bụng của hai người tập và có tác dụng làm tăng khả năng thăng bằng đồng thời giãn các cơ trong quá trình tập. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Người trụ nằm ngửa trên thảm tập, sau đó gập đầu gối và đặt lòng bàn chân xuống đất.
- Bước 2: Lúc này người bay phải đứng gần chỗ người trụ, người trụ từ từ nâng hai chân lên song song với nhau và đặt chúng vào hông của người bay.
- Bước 3: Người trụ cần phải giữ cánh tay của người bay bằng khuỷu tay sau đó dần dần duỗi thẳng chân lên trên đồng thời nâng người bay theo.
- Bước 4: Người trụ thả tay và người bay cần phải giữ thăng bằng sao các ngón chân hướng ra ngoài.
Tư thế Star Pose (Tư thế ngôi sao)
Tư thế này cần kết hợp các bộ phận cơ thể một cách linh hoạt nhất. Chính vì vậy có thể tác dụng toàn thân giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Thực hiện như sau:
- Bước 1: Người trụ nằm với tư thế ngửa trên sàn, người bay đứng phía trên đầu người trụ và nắm lấy tay người trụ.
- Bước 2: Sau đó, người trụ nhấc chân thẳng lên sao cho lòng bàn chân hướng lên trời.
- Bước 3: Người bay cúi người về phía trước, đặt vai lên chân của người trụ rồi từ từ nâng hông và chân lên theo tư thế thẳng đứng.
Tư thế Throne Pose (Tư thế ngai vàng)
Tư thế Throne Pose tác động chủ yếu lên cơ dọc chân của người trụ và cơ đùi của người bay. Với các động tác đơn giản như:
- Bước 1: Người trụ nằm ngửa trên thảm tập, đầu gối cong lại và hướng lòng bàn chân lên trời. Lưu ý giữ khoảng cách giữa hai bàn chân rộng ngang vai. Người bay đứng ngay dưới chân người trụ.
- Bước 2: Người trụ đặt lòng bàn chân lên đùi của người bay và đặc biệt các đầu ngón chân phải chạm vào khung sườn của người bay.
- Bước 3: Tiếp theo, giữ tay của người bay rồi từ từ duỗi thẳng đầu gối và nâng người bay lên không trung.
- Bước 4: Tiếp theo cần dùng đến người hướng dẫn, giúp cho người bay gập đầu gối và để phía trước chân người trụ.
- Bước 5: Người bay từ từ nâng thân người lên và buông tay người trụ. Lúc này, chân người trụ nên đặt ở đùi giữa của người bay và người bay nên ngồi thẳng đồng thời dang rộng hai tay.
Tư thế Back Bird Pose (Tư thế chim sau)
Đây là một tư thế khá khó khi phải kết hợp nhuần nhuyễn các cơ toàn thân và cần sự dẻo dai tương đối từ người tập. Các động tác như sau:
- Bước 1: Người trụ vẫn là tư thế nằm trên thảm, người bay lúc này sẽ quay lưng lại phía người trụ đồng thời người trụ cong gối sao cho mông của người bay vừa khít chân người trụ.
- Bước 2: Người bay từ từ duỗi thẳng người về phía sau và tay vươn về phía người trụ cùng lúc đó uốn cong người về phía sau.
- Bước 3: Người bay nên duỗi thẳng chân trái và sau đó uốn cong chân phải và người trụ từ từ buông tay để người bay có thể dang hai tay rộng ra.
Tư thế Whale Pose (Tư thế cá voi)
Với tư thế này, người trụ sẽ phải hoạt động nhiều hơn các tư thế khác đồng thời tác dụng lên chân và phần lưng của người bay. Các động tác được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người trụ nằm ngửa trên sàn và nâng hai chân lên cao, để bàn chân hướng lên trên. Lúc này người bay sẽ đứng gần phía vai của người trụ, quay lưng về phía người trụ và giãn cách hai chân rộng bằng hông.
- Bước 2: Tiếp theo người trụ cần ôm lấy chân của người bay tại mắt cá chân và uốn đầu gối của người bay về phía ngực mình, tạo điểm tựa cho người bay có thể dựa vào chân của người trụ.
- Bước 3: Người trụ đặt bàn chân của mình lên vai của người bay. Sau đó hai người kết hợp với nhau bằng cách người trụ nâng chân của mình đồng thời nâng người bay lên bằng với mắt cá chân và bằng tay.
- Bước 4: Người bay cần duỗi tay thẳng và giữ mắt cá chân thẳng hàng với hông và sự giúp đỡ của người trụ.
Lưu ý khi tập acro yoga
Trước tiên để bắt đầu luyện tập Acro yoga, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để hỗ trợ trong quá trình tập, đặc biệt là: Bộ đồ tập thoải mái, thảm yoga, bình nước,… Việc chuẩn bị các dụng cụ sẽ giúp cho bạn có được nhiều động lực để tập hơn nữa.
Bởi vì Acro yoga yêu cầu những động tác cao về mặt nghệ thuật, vì vậy khi mới bắt đầu bạn nên lựa chọn những động tác đơn giản hoặc có thể bắt đầu với các bài tập yoga thông thường trước tiên. Từ đó có thể giúp bạn làm quen từ từ bài tập và tránh những chấn thương trong quá trình tập.
Điều quan trọng, trước khi tập bạn cần phải khởi động kỹ đặc biệt với phần hông vì sẽ sử dụng rất nhiều sau đó kéo giãn cơ và kết hợp với các bài tập warm up nhẹ nhàng khác để làm nóng cơ thể trước khi tập để làm nóng cơ thể.
Vì là bài tập đôi nên hai người tập cần cân đối lịch tập phù hợp và nên xây dựng một kế hoạch tập cố định để mang lại hiệu quả cao nhất có thể đồng thời tạo thói quen tập luyện tích cực. Đặc biệt, nên tập trung trong quá trình tập luyện nhằm tăng khả năng giữ thăng bằng, tránh các chấn thương không mong muốn.
Ngoài ra, chìa khóa thành công cho bộ môn này đó là sự kiên nhẫn, đây là một bài tập tương đối khó và đòi hỏi nhiều thời gian tập luyện nên hãy thông cảm cho đối phương trong quá trình tập. Cuối cùng là cần duy trì thói quen sống lành mạnh đặc biệt là không bỏ giữa chừng.
Xem thêm:
- 15 bài tập yoga giảm mỡ toàn thân nhanh chóng, hiệu quả
- Asana yoga là gì? Tác dụng và các tư thế Asana phổ biến nhất
- Yoga suối nguồn tươi trẻ là gì? Tác dụng, tư thế và lưu ý khi tập
Trên đây là bài viết chia sẻ về Acro yoga và những tác dụng của bài tập này đối với người tập. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bài tập Acro yoga và có một kế hoạch tập thật khoa học nhé!