Bạn lựa chọn sữa rửa mặt cho mình như thế nào? Liệu bạn đã nhận thức đúng về độ pH trong các sản phẩm chăm sóc da mình đang dùng? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về việc độ pH tác động gì đến da.
Nội dung bài viết
Moisture Barrier – lớp màng khóa ẩm
Lớp màng này còn có những tên gọi khác là Stratum Corneum hay lipid barrier nằm phía trên cùng của da chúng ta. Đây là sự kết hợp giữa các tế bào biểu bì hóa sừng và các axit béo tự do khác có nhiệm vụ chống thấm nước, chống thoát ẩm, bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài.
Lớp màng này khá là mỏng manh và dễ tổn thương. Khi làn da không có lớp bảo vệ này sẽ rất dễ bị kích ứng, nhảy cảm, mẩn đỏ. Vi khuẩn dễ dàng tấn công, sinh ra các bệnh lí trên da như các loại mụn. Đồng thời làn da sẽ dễ dàng bị mất nước, dẫn đến tình trạng khô, rát, sần sùi.
Bạn cứ nghĩ da dầu nhiều là do dư độ ẩm phải không? Sai lầm nghiêm trọng rồi đấy! Khi Moisture Barrier này bị hỏng, làn da sẽ có cơ chế tiết dầu nhờn để tự bảo vệ và phục hồi lại lớp màng này. Từ đó da đã càng thiếu ẩm lại càng bóng nhờn.
Vậy lớp màng khóa ẩm này có liên quan gì đến độ pH trong sữa rửa mặt? Trên bề mặt của lớp màng khóa ẩm này chính là lớp Acid Mantle. Vì là lớp axit nên độ pH trên da chúng ta khá thấp, chỉ ở khoảng 4-6.
Vi khuẩn muốn xâm nhập chắc chắn sẽ rất khó khăn để vượt qua lớp “áo khoác” axit này. Tuy nhiên khi da tiếp xúc với môi trường kiềm cao thì lớp axit này sẽ bị nhũn, bong tróc và mất chức năng bảo vệ.
Đến đây bạn đã hiểu được phần nào chưa? Các loại sữa rửa mặt thông thường sẽ có độ pH khá cao vì chứa các loại chất tẩy rửa. Nhờ đó đem lại cho bạn cảm giác da sạch “kin kít” sau khi rửa mặt xong.
Chính cảm giác sạch mà bạn đang thấy lại là mối nguy hiểm cho làn da của bạn. Sáng, tối hai lần mỗi ngày bạn đều đặn rửa mặt những tưởng giúp làn da khỏe, đẹp hơn. Tuy nhiên độ pH quá cao trong sữa rửa mặt khiến lớp màng khóa ẩm của bạn bị vô hiệu hóa và làn da khô vẫn hoàn khô, mụn vẫn nối tiếp mụn.
Xác định độ pH của sữa rửa mặt
Khó mà xác định chính xác được sữa rửa mặt của chúng ta có độ pH là bao nhiêu. Tuy nhiên những loại sữa, gel rửa mặt khiến làn da của bạn có cảm giác rít rít và hơi khô sau khi dùng thì bạn nên chia tay em ấy sớm thì tốt hơn.
Hoặc cách đơn giản nhất là dùng giấy quỳ để thử. Bạn có thể tìm mua giấy quỳ ở các nhà thuốc. Nhúng giấy quỳ vào sữa rửa mặt của bạn. Nếu giấy quỳ đổi màu xanh thì độ pH của em này quá mức cho phép rồi.
Bảo vệ lớp khóa ẩm
Vậy là bạn đã biết công dụng quan trọng của lớp moisture barrier này rồi phải không nè? Và nếu bạn đã làm tổn thương lớp bảo vệ này, thì hãy nhanh chóng có những biện pháp để giúp em ấy hồi phục lại nhé!
Đầu tiên, còn chần chờ gì nữa mà chọn ngay cho mình loại sữa rửa mặt có độ pH thấp. Thay đổi cách làm sạch da. Không rửa mặt quá nhiều lần trong ngày và chỉ tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần. Hãy luôn nhẹ nhàng với làn da của mình nhé!
Sử dụng toner có độ pH thấp để cân bằng lại da sau khi rửa mặt. Giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng hoặc các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ dầu thực vật.
Và đừng quên uống đủ nước, bổ sung vitamin và khoáng chất để da khỏe mạnh từ bên trong nhé!
Xem thêm:
- Các bước chăm sóc da mặt hằng ngày giúp da tươi sáng, khỏe mạnh
- Hướng dẫn cách sử dụng máy đẩy tinh chất hiệu quả cho bạn
- Tone da trung tính nên mặc màu gì? Tổng hợp màu sắc cho da trung tính
Với bài viết vừa rồi, Misskick hy vọng các nàng sẽ biết được độ pH tác động gì đến da! Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!